CSC 10 NBK FORUM
Để truy cập website của CSC10, hãy đăng kí là thành viên (tốn thời gian đấy, hehe)
CSC 10 NBK FORUM
Để truy cập website của CSC10, hãy đăng kí là thành viên (tốn thời gian đấy, hehe)
CSC 10 NBK FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CSC 10 NBK FORUM

VỚI CSC10, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÓ TƯỞNG TƯỢNG
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Đồng Hồ

Latest topics
» chú lợn tham ăn
Hoa pH-nong do I_icon_minitimeFri May 18, 2012 9:04 pm by baotkhihi

» hài vui đây
Hoa pH-nong do I_icon_minitimeFri Mar 30, 2012 7:51 pm by phamviettin

» somebody that i used to know
Hoa pH-nong do I_icon_minitimeSat Mar 24, 2012 9:38 pm by phamviettin

» bai tap vat ly 1 tiet day ba kon
Hoa pH-nong do I_icon_minitimeSun Mar 18, 2012 3:24 pm by phamviettin

» Music of QBAO
Hoa pH-nong do I_icon_minitimeWed Feb 29, 2012 3:45 pm by baotkhihi

» VĂN NGHỆ 10 HÓA
Hoa pH-nong do I_icon_minitimeFri Feb 17, 2012 6:59 pm by hoak10

» Tết tết tết tết đến rồi!!!
Hoa pH-nong do I_icon_minitimeWed Jan 25, 2012 9:14 pm by phamviettin

» HICH TUONG SI
Hoa pH-nong do I_icon_minitimeWed Jan 25, 2012 8:19 am by nhocan_snow128

» LỚP TRƯỞNG VS BÍ THƯ
Hoa pH-nong do I_icon_minitimeSat Jan 21, 2012 3:09 pm by phamviettin

Keywords
liên chuyển động biết định quãng dụng phân nhanh tăng Thực bằng nghiệm Tính
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Hoa pH-nong do

Go down 
Tác giảThông điệp
baotkhihi
Thành viên thượng hạng
Thành viên thượng hạng
baotkhihi


Tổng số bài gửi : 108
Điểm Cộng : 184
Reputation : 3
Join date : 20/09/2011
Age : 27
Đến từ : Tam Ky ( BVTT xom nha` la')

Hoa pH-nong do Empty
Bài gửiTiêu đề: Hoa pH-nong do   Hoa pH-nong do I_icon_minitimeWed Nov 09, 2011 3:13 pm

cai nay minh moi xem. chua kip coi het. Ba kon coi rui thong cam
) Bài tập vận dụng:

Bài 1: Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch thu được là:

A. 2,7
B. 1,6
C. 1,9
D. 2,4


(Bài 23 trang 69 –Hướng dẫn ôn tốt nghiệp 2009 -2010)

Hướng dẫn giải

Đây là những phản ứng giữa 1 axit và 1 bazơ, đa số HS giải bằng phương trình phân tử, tuy nhiên nếu ta sử dụng phương trình ion thu gọn sẽ thuận lợi hơn khi tính pH.

Lời giải



Phương trình phản ứng

Theo phản ứng => pư = pư = 0,018 mol

dư = 0,02 – 0,018 = 0,002 mol

Vdd sau phản ứng = 200 + 300 = 500 ml = 0,5 lít



Bài 2: Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3 : 1. Để trung hoà 100 ml dung dịch A cần 50 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Nồng độ mol của axit HCl và H2SO4 lần lượt là:

A. 0,05 và 0,15
B. 0,15 và 0,05
C. 0,5 và 1,5
D. 1,5 và 0,5


Hướng dẫn

Đây là những phản ứng giữa 1 Bazơ và 2 Axit,. Vậy nên nếu giải phương pháp bình thường sẽ khó khăn trong việc lập phương trình để giải hệ. Nên ta sử dụng phương trình ion thu gọn.

Lời giải



Phương trình phản ứng trung hoà (1)

Gọi số mol H2SO4 trong 100 ml ddA là x => số mol HCl là 3x

nH = 2 x + 3 x = 5 x (mol)

nOH = 0,5 . 0,05 = 0,025 (mol)

nH = nOH hay 5 x = 0,025 => x = 0,005

CM (HCl) = = 0,15 (M)

CM (HSO ) = = 0,05 (M)

Bài 3: Trộn 100 ml dung dich hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

A. 13,0
B. 1,2
C. 1
D. 12,8


(ĐH khối B - năm 2009)

Hướng dẫn

Với bài này nếu ta viết phản ứng dạng phân tử thì phải viết 4 phương trình giữa 2 axit với 2 bazơ. Nhưng nếu ta viết phương trình ở dạng ion ta chỉ phải viết 1 phương trình ion thu gọn của phản ứng trung hoà.

Lời giải

Ta có



Phương trình phản ứng

=> pư = pư =0,2 mol => dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol

Vdd sau phản ứng= 100 +100 = 200 ml = 0,2 lít

=> = 0,1 M =>

Bài 4: Cho 200 ml dung dịch A chứa HCl 1 (M) và HNO3 2(M) tác dụng với 300 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8 (M) và KOH (chưa rõ nồng độ) thu được dung dịch C. Biết rằng để trung hoà 100 ml dung dịch C cần 60 ml dung dịch HCl 1 M, tính :

a, Nồng độ ban đầu của KOH trong dung dịch B.

A. 2,2 M
B. 1,1 M
C. 2 M
D. 1,5 M


b, Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn toàn bộ dung dịch C.

A. 70,26 gam
B. 65,26 gam
C. 60,26 gam
D. 68,26 gam




Hướng dẫn
Bình thường đối với bài này ta phải viết 4 phương trình giữa 2 axit với 2 bazơ. Nhưng nếu ta viết phương trình ở dạng ion ta chỉ phải viết 1 phương trình ion thu gọn của phản ứng trung hoà.

Lời giải

a. Phương trình phản ứng trung hoà : H+ + OH‑ H2O

Trong 200 (ml) ddA : nH = 0,2 . 1 + 0,2 . 2 = 0,6 (mol)

Trong 300 (ml) ddB :

nOH = 0,3 . 0,8 + 0,3 . a = 0,24 + 0,3.a (với a là nồng độ của KOH).

Trong dung dịch C còn dư OH-

Trong 100 (ml) dd C : nOH = nH = 1. 0,06 = 0,06 (mol)

Trong 500 (ml) dd C : nOH = 0,06 . 5 = 0,3 (mol).

nOH = (0,24 + 0,3.a) – 0,6 = 0,3.a – 0,36 (mol)

Ta có : 0,3.a – 0,36 = 0,3 => (M).

b. Khối lượng chất rắn khi cô cạn toàn bộ dd C.

Đối với bài này nếu giải với phương pháp bình thường sẽ gặp khó khăn, vì có thể tính được khối lượng các muối nhưng không tính được khối lượng bazơ vì ta không biết bazơ nào dư. Vậy bài này ta sẽ sử dụng phương trình ion, thay vì tính khối lượng các muối và bazơ ta đi tính khối lượng các ion tạo ra các chất đó.

Ta có : m Chất rắn = mNa + mK + mCl + mNO + mOHdư

mNa = 0,24. 23 = 5,52 (g) mK = 0,3 . 2,2 . 39 = 25,74 (g)

mCl = 0,2 . 35,5 = 7,1 (g) mNO = 0,4 . 62 = 24,8 (g)

nOHdư = 0,3.a – 0,36 = 0,3 . 2,2 – 0,36 = 0,3 (mol)

mOHdư = 0,3 . 17 = 5,1 (g).

m Chất rắn = mNa + mK + mCl + mNO + mOHdư = 68,26 (g).

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1:

a, Cho dung dịch NaOH có pH = 13 (dung dịch A). Để trung hoà 10 ml dung dịch A cần 10 ml dung dịch B chứa 2 axit HCl và H2SO4. pH của dung dịch B là:

A. 0,5
B. 1
C. 1,5
D. 2


b, Trộn 100 ml dung dịch A với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 a (M), thu được dung dịch C. Để trung hoà dung dịch 500 ml dung dịch C cần 350 ml dung dịch B. Nồng độ mol Ba(OH)2 là:

A. 0,05M
B. 0,02M
C. 0,01 M
D. 0,11 M


Bài 2: Cho 2 lít dung dịch A gồm: HCl 1M và H2SO4 1,5M phản ứng với 2 lít dung dịch NaOH 2M. pH của dung dịch sau phản ứng hoàn toàn là:

A. 0
B. 0,3
C. 0,5
D. 14


Bài 3: Cho 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm: HCl 1M và H2SO4 0,5M phản ứng với 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm: NaOH 3M và KOH 4M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B. pH dung dịch B là:

A. 0
B. 0,3
C. 0,5
D. 14


Bài 4: Cho 100 gam dung dịch hỗn hợp gồm: NaOH 4% và Ba(OH)2 17,1% phản ứng hoàn toàn với 0,5 lít dung dịch hỗn hợp: HCl 0,1M; H2SO4 0,1M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. m bằng:

A. 19,7
B. 23,3
C. 11,65
D. 46,6


Bài 5: Cho 1 lít dung dịch A gồm: HCl 2M và H2SO4 1,5M phản ứng với 3 lít dung dịch NaOH 3M. pH của dung dịch sau phản ứng hoàn toàn là:

A. 0 B. 0,3 C. 0,5 D. 14

Bài 6: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14).

A. 0,15 B. 0,30 C. 0,03 D. 0,12

(Đề thi đại học khối B – 2008):

Bài 7: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và 0,12 mol hiđro. Thể tích H2SO4 cần dùng để trung hoà dung dịch X là:

A. 120 ml B. 60 ml C. 1,2 lít D. 240 ml

(Bài 48 trang 72- hướng dẫn ôn thi TN năm 2009-2010)

Bài 8: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:

A. 7 B. 2 C. 1 D. 6

(ĐH khối B – 2007)

Bài 9: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2 M; HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho tác dụng với một dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi tác dụng với 300ml dung dịch A được dung dịch có pH = 2.

A. 134 ml B. 234 ml C. 100 ml D. 200 ml

(ĐH kinh tế TP HCM 2001)

Bài 10: Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/l thu được m gam kết tủavà 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của a và m lần lượt là

A. 0,15 và 2,33
B. 0,15 và 4,66
C. 0,3 và 2,33
D. 0,3 và 4,66


(ĐH khối B – 2003)

ĐÁP ÁN

CÂU
1a
1b
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Đáp án
B
C
A
D
C
D
D
D
B
A
A


DẠNG 2: PHẢN ỨNG CỦA MUỐI CACBONAT VỚI DUNG DỊCH AXIT

Khi cho muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit thì có thể có 2 trường hợp xảy ra.
Trường hợp 1: Nếu cho từ từ axit vào muối cacbonat trung hoà, lúc đầu chưa có khí tạo ra. Vì có phản ứng tạo ra muối axit theo phương trình :
H+ + (1)
Sau phản ứng (1) nếu ion hết, ion H+ còn dư thì có khí tạo thành theo phản ứng sau:
+ H+ CO2 + H2O (2)
Trường hợp 2: Nếu cho từ từ dung dịch muối vào dung dich axit, do lượng ion H+ có dư, nên phản ứng không tạo muối axit mà tạo luôn ra khí CO2 theo phương trình :
2 H+ + H2O + CO2

2. bài tập vận dụng
Bài 1 : Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,02 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,03 mol HCl. Thể tích khí CO2 thu được (đktc) là
A. 0,448 lít B. 0,224 lít C. 0,336 lít D. 0,112 lít
(Bài 25 trang 69-hướng dẫn ôn thi TN 2009-2010)
(Đáp án C)
Bài 2: Cho 35 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 hoà tan vào nước được dung dịch Y. Thêm từ từ , khuấy đều 0,8 lít HCl 0,5 M vào dung dịch Y thấy có 2,24 lít khí CO2 thoát ra ở đktc và dung dịch Z. Thêm Ca(OH)2 dư vào dung dịch Z được kết tủa A. Khối lượng của Na2CO3 trong X và khối lượng kết tủa A lần lượt là:
A. 20g và 21,6g B.21,6g và 13,8g C. 21,6g và 20g D. 13,8g và 20g

Hướng dẫn giải
Bài này nếu học sinh dùng phương trình phân tử để làm thì sẽ gặp khó khăn khi xét phản ứng của Ca(OH)2 với dung dịch Y tạo ra kết tủa. Nên đối với bài này ta sử dụng phương trình ion sẽ thuận lợi cho việc tính toán.
(ĐA: D)
Bài 3: Cho 10,5 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với HCl dư thì thu được 2,016 lít CO2 (ở đktc). Nếu thêm từ từ 0,12 lít dung dịch HCl 2M vào dung dịch chứa 21 gam hỗn hợp X trên. Thể tích CO2 thoát ra ở đktc là
A. 8,96 lít B. 1,12 lít C. 1,344 lít D. 2,688 lít

Hướng dẫn giải
Bài tập có thể giải theo phương trình phân tử để tìm số mol của các chất trong X, Nhưng đến phần sau HS sẽ gặp khó khăn. Vì vậy bài này ta sẽ giải theo phương trình ion với 2 trường hợp cho muối vào axit và cho axit vào muối.
Lời giải
VCO = 0,06 x 22,4 = 1,344 (l)
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: 200ml dung dịch chứa Na2CO3 và KHCO3 với nồng độ mol KHCO3 bằng 2 lần nồng độ mol của Na2CO3 .Thêm từ từ 1 dung dịch H2SO4 0,1M vào dung dịch trên. Những bọt khí đầu tiên xuất hiện khi thể tích H2SO4 thêm vào là 100ml. Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,1M phải dùng để thu được lượng khí CO2 thoát ra tối đa.
A. 0,8 lít B. 0,4 lít C. 1,2 lít D. 1,6 lít
Bài 2: Cho từ từ 500 ml dung dịch HCl 1M vào 400 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (đktc). V là:
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít
Bài 3: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 0,448 lít khí (đktc). Kim loại M là:
A. Na B. K C. Rb D. Li
(ĐH khối B - 2008)
Bài 4: Dung dịch X chữa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch HCl 1M vào 100 ml dd X, sinh ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 1,12 lít D. 4,48 lít
(ĐH khối A - 2009)
Bài 5: Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp A gồm K2CO3 1M và KHCO3 1M vào 100ml dung dịch hỗn hợp B gồm Na2CO3 1M và NaHCO3 1M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch D gồm H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch C thỡ thu được V ml khớ CO2 (đktc) và dung dịch E. Thờm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giỏ trị của m và V lần lượt là:
A. 82,4 và 2,24 B. 4,3 và 1,12 C. 43 và 2,24 D. 59,1 và 2,24
ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B A A C A

DẠNG 3: PHẢN ỨNG CỦA HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH
1. Nguyên tắc áp dụng
Khi cho muối của các hiđroxit lưỡng tính tác dụng với dung dịch bazơ, lúc đầu thấy có kết tủa, kết tủa tăng dần sau tan. Với bài toán này nếu ta áp dụng phương trình ion rút gọn vào sẽ giải nhanh hơn, đặc biệt nếu gặp hỗn hợp dung dịch bazơ phản ứng với dung dịch muối sẽ giúp HS giải nhanh hơn rất nhiều
Ví dụ: cho dung dịch kiềm tác dụng từ từ với dung dịch Al2(SO4)3,
Ta có phản ứng
Nếu cho HCl vào dung dịch thu được, ta lại thấy có kết tủa, sau kết tủa tan dần theo phương trình sau:

2. Bài tập vận dụng
Bài 1: Thêm dd NaOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3. Kết tủa thu được là lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH lần lượt bằng:
A. 0,01 mol và 0,02 mol B. 0,02 mol và 0,03 mol
A. 0,03 mol và 0,04 mol A. 0,04 mol và 0,05 mol
(Bài 63 trang 74-Hướng dẫn ôn TN 2009-2010)
Hướng dẫn giải
Giáo viên hướng dẫn giúp HS hiểu thứ tự của phản ứng, Phản ứng trung hoà xảy ra xong rồi mới có phản ứng của AlCl3. Để tạo kết tủa lớn nhất thì AlCl3 chuyển hết về Al(OH)3, khi Al(OH)3 tan hết thì lượng kết tủa thu được bằng 0 (nhỏ nhất)
(ĐA: D)
Bài 2: Thêm HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol Na[Al(OH)4] (hay NaAlO2). Khi kết tủa thu được là 0,08 mol thì số mol HCl đã dùng là:
A. 0,08 mol hoặc 0,16 mol B. 0,16 mol
C. 0,26 mol D. 0,18 mol hoặc 0,26 mol
(Bài 64 trang 74-Hướng dẫn ôn TN 2009-2010)

BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Nhỏ từ từ 0,25 mol dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 2,568 B. 1,560 C. 4,128 D. 5,064
(CĐ năm 2009)
Bài 2: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:
A. 0,45 B. 0,35 C. 0,25 D. 0,05
(ĐH khối A - năm 2008)
Bài 3: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ:
A. B. C. D.
(ĐH khối A - năm 2007)
Bài 4: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5 M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, Lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,2 B. 1,8 C. 2 D. 2,4
(ĐH khối B - năm 2007)
Bài 5: Thêm m gam kali vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là:
A. 1,95 B. 1,17 C. 1,71 D. 1,95
(CĐ - năm 2007)
ĐÁP ÁN
Bài 1 2 3 4 5
Đáp án A A D C B


DẠNG 4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI CỦA CÁC MUỐI
1. Nguyên tắc áp dụng
Trong các dạng bài tập, HS thường gặp một số bài hỗ hợp các muối phản ứng với hỗn hợp các muối để tạo thành chất kết tủa, chất bay hơi, chất điện li yếu...
Nếu viết phản ứng phân tử sẽ có nhiều phương trình xảy ra, gây lúng túng cho HS khi giải bài tập. Nhưng nếu viết phương trình ion thu gọn và có kết với phương pháp khác (như phương pháp M trung bình) thì chỉ có 1 phương trình xảy ra, việc giải bài tập thuận lợi và dễ dàng hơn.
2, Bài tập vận dụng
Bài 1: Dung dịch X có chứa các ion: . Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X cho đến khi kết tủa lớn nhất thì giá trị của V tối thiểu cần dùng là:
A. 0,15 lít B. 0,1 lít C. 0,2 lít D. 0,25 lít
Hướng dẫn giải
Vậy lít (Đáp án A)
Bài 1: Cho 500 gam dung dịch hỗn hợp gồm: CaCl2 11,1% và BaCl2 4,16% phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm: Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. m bằng:
A. 180,7 gam B. 69,7 gam C. 90,7 gam D. 237,7 gam
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Cho 100ml dung dịch A chứa Na2SO4 0,1M , K2SO4 0,2M phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch B chứa Pb(NO3)2 0,1M và Ba(NO3)2 . Tính nồng độ mol của Ba(NO3)2 trong dung dịch và khối lượng chất kết tủa thu được sau phản ứng giữa 2 dung dịch A và B.
A. 0,1M, 6,32g B. 0,2M, 7,69g C. 0,2M, 8,35g D. 0,1M, 7,69g
Bài 2: Cho 100 ml dung dịch A chứa Na2SO4 0,1M và Na2CO3 0,1M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch B chứa Ba(NO3)2 0,05M và Pb(NO3)2 aM thu được m gam kết tủa . Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 0,15 và 5,35 B. 0,15 và 10,7 C. 0,3 và 5,35 D. 0,3 và 10,7
Bài 3: Có 1lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. Phần trăm khối lượng của BaCO3 trong A là:
A. 45,62 B. 55,38 C. 50,38 D. 49,62
Bài 4: Dung dịch A chứa các ion và 0,1 mol , 0,3 mol Na+. Thêm V (lít) dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là:
A. 0,15 lít B. 0,2 lít C. 0,25 lít D. 0,5 lít
Bài 5 : Dung dịch A có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+ , Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO-3 . Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là:
A. 150 ml B. 300 ml C. 200 ml D. 250 ml
Bài 6: cho 200ml dung dịch gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45M; HCl 0,55M tỏc dụng hoàn toàn với V lớt dung dịch C(NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M) được kết tủa. Để kết tủa thu được là lớn nhất và nhỏ nhất thỡ giỏ trị của V lần lượt là
A. 14,75 và 12,5 B. 12,5 và 29,5 C. 25 và 29,5 D. 12,5 và 14,75

ĐÁP ÁN
Bài 1 2 3 4 5 6
Đỏp ỏn B A D C A D


DẠNG 5: PHẢN ỨNG CỦA OXIT AXIT VỚI HỖN HỢP DUNG DỊCH KIỀM
1. Nguyên tắc áp dụng
Bài toán về oxit axit phản ứng với hỗn hợp dung dịch kiềm nếu viết bằng phương trình phân tử sẽ bị phản ứng lặp đi lặp lại vòng tròn, không biết khi nào phản ứng sẽ dừng lại. Hay có thể gọi là phản ứng chồng chéo với nhau. Nhưng nếu viết phương trình ion thì sẽ riêng biệt từng ion và không có sự chồng chéo các chất phản ứng nên việc tính toán sẽ trở nên đơn giản
Học sinh tính tổng số mol của ion OH- và số mol của oxit axit, tìm tỉ lệ số mol để nhận xét xem phản ứng tạo muối axit hay muối trung hoà. Sau đây tôi giới thiệu một số phản ứng của oxit axit và dung dịch bazơ thường gặp
* Phản ứng của CO2 (hoặc SO2) với dung dịch bazzơ
Chú ý :
- Nếu bazơ dư chỉ thu được muối trung hoà.
- Nếu CO2 (hoặc P2O5 dư) chỉ có muối axit.
- Nếu cùng một lúc có 2 muối thì cả 2 chất oxit axit và bazơ đều hết.
- Khối lượng chung của các muối :
Các muối = cation + anion
trong đó : mCation = mKim loại , mAnion = mGốc axit
2, Bài tập vận dụng
Bài 1: Có 200 ml dung dịch A gồm : NaOH 1M và KOH 0,5 M. Sục V lít khí CO2 ở đktc với các trường hợp V1 = 2,24 lít, V2 = 8,96 lít, V3 = 4,48 lít. Thu được dung dịch B, cô cạn B thu được m gam chất rắn khan. Tính m trong các trường hợp ?
Hướng dẫn giải

Đối với bài này nếu dùng phương trình phân tử sẽ gặp nhiều khó khăn lập hệ rất dài dòng. Vì vậy khi gặp dạng này ta nên giải theo phương trình ion.
TH1 : V1 = 2,24 lít CO2 đktc
nCO= = 0,1 mol
nOH= 0,2.1 + 0,2.0,5 = 0,3 mol
= > 2 chỉ tạo ra muối trung tính CO
CO2 + 2 OH- CO + H2O
0,1 0,3 0,1
Cô cạn dung dịch B khối lượng chất rắn khan là khối lượng các ion tạo ra các muối :
m = mK + mNa + mCO + mOH dư
= 0,2.0,5. 39 + 0,2.1. 23 + 0,1. 60 + (0,3 – 0,2).17 = 16,2 (g)

TH2 : V2 = 8,96 lít CO2 đktc
nCO= = 0,4 mol
nOH= 0,2.1 + 0,2.0,5 = 0,3 mol
= < 1 chỉ tạo ra muối axit HCO
CO2 + OH- HCO
0,4 0,3 0,3
Cô cạn dung dịch B khối lượng chất rắn khan là khối lượng các ion tạo ra các muối :
m = mK + mNa + mHCO
= 0,2.0,5. 39 + 0,2.1. 23 + 0,3. 61 = 26,8 (g)
TH3 : V3 = 4,48 lít CO2 đktc
nCO= = 0,2 mol
nOH= 0,2.1 + 0,2.0,5 = 0,3 mol
1 < = < 2 tạo ra 2 muối axit HCO và CO
CO2 + OH- HCO
a a a
CO2 + 2 OH- CO + H2O
b 2b b
a + b = 0,2 (1)
a + 2b = 0,3 (2) Giải hệ có a = b = 0,1 mol
Cô cạn dung dịch B khối lượng chất rắn khan là khối lượng các ion tạo ra các muối :
m = mK + mNa + mHCO + mCO
= 0,2.0,5. 39 + 0,2.1. 23 + 0,1. 61 + 0,1. 60 = 20,6 (g)
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150,0 ml dung dịch NaOH 2,0M. Sau phản ứng, Trong dung dịch thu được có các muối:
A. NaH2PO4 và Na2HPO4 B. Na2HPO4 và Na3PO4
A. NaH2PO4 và Na3PO4 A. Na3PO4
(Câu 2.31 Sách BTHH cơ bản lớp 11)
(đáp án A)
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Cho 2 mol khí CO2 phản ứng hoàn toàn với 1,5 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 1M. Sau phản ứng thu được khối lượng kết tủa là:
A. 197 gam B. 394 gam C. 541 gam D. 295,5 gam
Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,70 B. 17,73 C. 9,85 D. 11,82
(ĐH khối A – 2008)
Bài 3: dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M. Sục 2,24 lớt khớ CO2 (đ ktc ) vào 400ml dung dịch A ta thu được một kết tủa có khối lượng
A. 1,5g B. 10g C. 4g D. 0,4g
Bài 4: Cho 0,1 mol P2O5 và dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:
A. K3PO4 và K2HPO4 B. K2HPO4 và KH2PO4
A. K3PO4 và KOH A. H3PO4 và KH2PO4
(ĐH khối B – năm 2008)
ĐÁP ÁN
Bài 1 2 3 4
Đáp án D C B B

DẠNG 6: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ
1. Nguyên tắc áp dụng
- Phản ứng oxi hoá khử phương trình thường dài, khó nhớ. Khi viết phương trình dạng phân tử học sinh không thấy được đâu là chất khử, đâu là chất oxi hoá và chất nào đóng vai trò là môi trường, điều này sẽ thấy được nếu viết phương trình ion
- Dạng bài toán oxi hoá khử rất đa dạng và phong phú. Nhưng ở đề tài này tôi xin được trình bày một số bài toán của kim loại tác dụng với dung dịch axit như
+ Một kim loại tác dụng với 1 axit (hoặc hỗn hợp axit)
+ Hỗn hợp kim loại tác dụng 1 axit (hoặc hỗn hợp axit)

2. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho 19,2 gam bột Cu tác dụng với 1 lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và KNO3 0,2M giải phóng khí NO. Thể tích khí NO ở đktc thoát ra là:
A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 3,36 lít
(Bài 37 trang 84 sách hướng dẫn ôn thi TN 2010)
Hướng dẫn giải
Nếu HS nhìn vào các chất đề bài cho thì thấy Cu không tác dụng với dung dịch H2SO4 và không phản ứng với KNO3. Nhưng xét về bản chất ion nó lại có phản ứng xảy ra theo phương trình
(1)
Tính số mol các chất tham gia phản để xem chất nào hết, chất nào dư
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Cho m gam bột Fe vào dung dịch chứa 1,6 mol Cu(NO3)2 và 4 mol HCl cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp 2 kim loại có khối lượng bằng 0,8m gam và có V lít khí duy nhất không màu hoá nâu trong không khí (đktc) thoát ra.
a. Giá trị của V bằng:
A. 11,2 lít B. 22,4 lít C. 33,6 lít D. 44,8 lít
b. Giá trị của m bằng:
A. 356 gam B. 56 gam C. 112 gam D. 224 gam
Bài 2: Thực hiện hai thí nghiệm:
1. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dd HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là:
A. V2 = V1 B. V2 = 2V1 C. V2 = 2,5V1 D. V2 = 1,5V1
(ĐH khối B – 2007)
Bài 3: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 0,746 B. 0,448 C. 1,792 D. 0,672
(ĐH khối A – 2008)
Bài 4: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)20,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và v lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và v lần lượt là:
A. 10,8 và 4,48 B. 10,8 và 2,24 C. 17,8 và 2,24 D. 17,8 và 4,48
(ĐH khối B – 2009)
Bài 5: Cho hỗn hợp 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V lít dung dịchNaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 360 B. 240 C. 400 D. 120
(ĐH khối A – 2009)
Bài 6: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là:
A. 38,93 gam B. 103,85 gam C. 29,95 gam D. 77,86 gam
(CĐ khối A,B – 2008)
Bài 7: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (Biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít B. 0,6 lít C. 0,8 lít D. 1,2 lít
(ĐH khối B - 2008)
Bài 8: Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được một chất khí duy nhất không màu, nặng hơn không khí và có một kim loại còn dư, Sau đó cho thêm dung dịch H2SO4 2M vào, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hoà tan hết kim loại cần 33,33 ml. Khối lượng kim loại Fe trong hỗn hợp là:
A. 6,4 gam B. 2,8 gam C. 5,6 gam D. 8,4 gam
(Bài 47 trang 85- Hướng dẫn ôn thi TN 2009)
ĐÁP ÁN
Bài 1 a 1b 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A B D C A A C C

Về Đầu Trang Go down
 
Hoa pH-nong do
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LỊCH MƯA SAO BĂNG nóng đây

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CSC 10 NBK FORUM :: CHUYÊN MỤC CHÍNH :: Trao đổi tư liệu (học tập) :: Tư liệu Hóa Học-
Chuyển đến